Mỗi một miền quê lại có một phong tục văn hóa khác nhau. Phong tục cưới hỏi ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những nghi lễ ăn hỏi riêng, tuy nhiên đa phần khá tương đồng và căn bản gồm 3 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Cùng dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ở miền Bắc nhé:

1. Lễ chạm ngõ:
Đối với phong tục cưới hỏi miền Bắc, lễ chạm ngõ hay còn được gọi là lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới. Là lễ mà hai bên gia đình gặp mặt nhau để giao lưu và cho phép hai đôi uyên ương này tìm hiểu về nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm thuốc, trầu cau, chè, bánh kẹo và số lượng chẵn.
Đối với lễ chạm ngõ này, nhà trai qua nhà gái không cần quá đông, chỉ gồm 4 người là đủ. Và việc đón tiếp bên nhà trai cũng đơn giản hơn trong lễ cưới, chỉ cần hai bên gia đình thấy thoải mái, thân thiện, ấm cúng bên nhau. Còn đối với bên nhà gái chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… để mời nhà trai. Lễ vật mà nhà gái nhận được từ nhà trai sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương. Cuối cùng hai bên vui vẻ bàn chuyện xem ngày, và chọn ngày lạnh tháng tốt và các thủ tục cho lễ ăn hỏi sắp tới.
2/Lễ ăn hỏi: Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.
 Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.
Các mâm quả này sẽ  được nhà gái đưa lên bàn thờ gia tiên để thắp hương cho tổ tiên.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.
Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.
3/Lễ cưới:
Ngày cưới sẽ được diễn ra vào ngày lành tháng tốt mà hai bên gia đình đã ấn định từ trước. Phần này mỗi nơi phong tục mỗi khác nhưng cơ bản sẽ có những lễ nghi sau:
- Lễ rước dâu (dẫn dâu, xin dâu):  Giờ đi đón dâu thì phải tuân thủ "đi hơn về kém" tức là khi bắt đầu đi phải đi giờ hơn, lúc bắt đầu bước chân từ nhà gái về phải là giờ kém. Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện họ nhà trai đi trước, cùng với người mang lễ vật. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu và trao lễ vật sau đó xin phép cho chú rể vào phòng đón cô dâu ra khỏi phòng. Trước tiên là 2 người ra thắp hương tổ tiên sau đó ra ngồi ngoài hội trường lễ Vu Quy ở bàn đã được kê sẵn quay mặt xuống phía dưới. Cô dâu chú rể nhận quà mừng, lời chúc từ cha mẹ, họ hàng (nhà gái). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.
- Rước dâu vào nhà: Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến ngõ mẹ chồng dắt cô dâu vào nhà, làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai.
Sau đó chú rể sẽ dắt cô dâu ra hôn trường tổ chức lễ cưới, trong lễ cưới chính tại nhà trai chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho cô dâu để chính thức se duyên vợ chồng.

Tags:
 Gọi đặt cỗ: 0936 53 53 89