Rau muống là món ăn dân dã, quen thuộc của hầu khắp các gia đình
người Việt. Rau muống xuất hiện ở khắp nơi, trong các bữa ăn của con
người. Nhìn lại lịch sử, có một loại rau muống đặc biệt, rau muống tiến
vua.
Không
bở, chát như rau muống tím, dai như rau ngọn nhỏ, không có nước canh lờ
lờ như rau muống trồng ở đất trũng, rau muống tiến vua - một trong 4
đặc sản xứ Đoài - chỉ cần ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Trong một
lần ghé qua khu vực xã Sen Chiểu (Phúc Thọ, Hà Nội), một thực khách đã
không kìm lòng được trước loại rau muống rất lạ - ngọn to, lá thưa, một
màu xanh trắng mướt, đã mua về ăn thử. Quả nhiên, sau lần ấy người đó bị
"say", dù có ăn các loại rau muống quê sạch cũng không nguôi nỗi lưu
luyến rau muống ở nơi này.
Dân gian
lưu truyền rằng, ngày xưa có một vị vua đi qua làng Linh Chiểu (xã Sen
Chiểu) được người dân dâng món rau muống dân dã của làng. Vua ăn xong
hết lời khen ngợi, yêu cầu cung tiến. Từ đó rau muống Linh Chiểu nổi
tiếng là "rau muống tiến vua". Nó cùng với dơi Sài Sơn, cá chép Cấn
Khánh, cua đồng Khánh Hiệp làm nên 4 sản vật quý xứ Đoài xưa.
![]() |
Rau muống tiến vua đang được khôi phục lại ở làng Sen Chiểu. Ảnh: Phan Dương. |
Qua thời
gian, cuộc sống hiện đại làm cho thương hiệu "rau muống tiến vua" bị mai
một - diện tích thu hẹp, nguồn nước bị ô nhiễm, người dân không còn tha
thiết trồng như xưa. Chỉ đến khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, "rau
muống tiến vua" mới được khôi phục. Bây giờ, thay vì trồng rau muống ở
làng Linh Chiểu như xưa, người dân lại quy hoạch một khu đất mới bên
thôn Sen Chiểu (xã Sen Chiểu) chuyên trồng loại rau đặc sản này.
Giống “rau
muống tiến vua” của làng Linh Chiểu là giống rau ngọn, được cấy rất
thưa. Sở dĩ, loại rau này được xếp vào hàng đặc sản bởi rau được trồng
trên đất phù sa. Nơi đây lại có nguồn nước mạch sông Hồng phun lộ thiên
trên những cánh đồng làng, nước sủi xăm xắp mặt ruộng, trong veo. Những
yếu tố "thiên thời, địa lợi" đó làm rau muống rất khác các loại rau
thông thường. Nó có màu xanh trắng nõn, ngọn to cỡ que đũa, lá thưa,
trông rất màu mỡ.
Với món
luộc, nước rau xanh xanh chứ không biến màu như kiểu rau muống tím vắt
chanh, cũng khác với nước màu xanh vàng của rau muống quê. Với món rau
muống xào tỏi, từng ngọn to, bóng mỡ, khi ăn vô cùng giòn, ngọt. Nhất là
khi ăn lẩu, vẫn hương vị ấy được nhúng tái, thêm một chút cay cay thì
không còn gì tuyệt bằng.
Do đặc thù
của mình, ngoài chế biến thành món luộc, món xào, "rau muống tiến vua"
rất hợp để ăn lẩu, cắt thành khúc nấu canh xương, nghêu, thịt, cá... Đặc
biệt, do tính giòn, ngọt nó còn rất thích hợp để làm các món nộm.
Loại rau
này thường có giá đắt gấp 2, gấp 3 rau bình thường, cho năng suất rất
cao. Theo một số người dân, vào mùa này cứ khoảng 10 đến 15 ngày thì rau
cho một lứa. Sang tháng 9, tháng 10 rau muống dễ sâu bệnh, chậm lớn,
khó vươn ngọn hơn, thời gian thu hoạch phải đến cả tháng một lứa. Dù
vậy, chỉ cần mang rau này ra chợ thì chỉ một thoáng đã bán hết.
Sang mùa
nóng, một đĩa rau muống, một bát nước vắt chanh, cộng thêm vài quả cà
muối chua thì sự kết hợp thanh đạm ấy lại mang hương vị ngon miệng đến
lạ lùng.
(Nguồn từ: Ẩm thực 365)
Tag: tiec tai nha , nau co tai nha
--> 5 luu y khi to chuc tiec tai nha 