Hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn của món chè trôi nước ngũ sắc sẽ khiến Rằm tháng Giêng thêm nhiều ý nghĩa.
Rằm tháng Giêng còn có tên là Tuyết Nguyên Tiêu, một trong những ngày Rằm lớn nhất trong năm. Trong ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Đặc biệt trong mâm cỗ không thể thiếu chè trôi nước với ý nghĩa ăn bánh trôi vào ngày Tết Nguyên Tiêu để mọi việc quanh năm đều diễn ra trôi chảy.
Nguyên liệu:
- 500gr bột nếp
- 1 nhánh gừng
- 200-300gr đường phên (đường bánh nâu)
- Làm màu cho bánh trôi nước: màu xanh từ nước ép lá dứa; màu tím từ nước ép bắp cải tím (hoặc lá cẩm); màu vàng từ thịt gấc; màu đỏ, hồng từ siro hoa atiso đỏ (hoặc củ dền đỏ); màu trắng là bột nếp tự nhiên
Cách làm chè trôi nước:
Bước 1: Chia bột ra làm 5 phần (mỗi phần 100gr) sau đó ép lấy nước cốt của từng loại màu tự nhiên như đã chuẩn bị trên. Sau đó cho bột vào 5 bát phù hợp và dùng các màu nước ép đỏ, vàng, xanh, tím... vào để trộn và nhào bột bánh cho đến khi bột không còn dính tay là được.
Bước 2: Đường phèn chia làm 2 phần: 1 phần chặt thành những miếng vuông nhỏ để làm nhân bánh trôi 1 phần còn lại để nấu nước chè. Gừng thái miếng mỏng để nấu cùng nước đường.
Bước 3: Chia bột thành các phần nhỏ cho đều, sau đó cho viên đường vào giữa rồi viên nặn thành bánh trôi tròn nhỏ xinh.
Trong lúc nặn bánh, chuẩn bị một nồi nước đun sôi trên bếp, khi nặn bánh xong và nước sôi, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào đun đến khi bánh nổi lên mặt nước thì vớt bánh ra và cho vào một âu nước sôi để nguội khác.
Ngâm nước nguội khoảng 2 phút thì vớt bánh trôi ngũ sắc ra, cho vào đĩa sâu lòng và rắc những hạt vừng rang lên trên.
Bước 4: Làm phần nước chè đường: Chuẩn bị 1 nồi nước, cho đường cùng gừng thái mỏng vào đun cùng (độ ngọt của nước chè đường làm theo khẩu vị) đến khi nước chè sôi già bắt đầu múc vào bát hoặc đĩa sâu lòng đã có bánh trôi ở trong.
Bánh trôi nước ngũ sắc sẽ nhanh chóng ngấm nước chè đường và hoà quyện cùng mùi thơm của gừng vô cùng hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!