Để khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, mỗi buổi sáng, nên ăn 1 quả trứng vịt muối. Nếu trộn trứng vịt với bột sò biển để tráng lên ăn thì tác dụng chữa bệnh càng cao.
Theo Đông y, trứng vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, hóa đàm; dùng chữa bệnh ho khan, ít đờm, ho do phế âm hư. Còn thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: "Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao; bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt.
Nhà hàng mỹ đình xin hướng dẫn các bạn làm món Vịt rán sốt xì dầu
vit-ran-sot-xi-dau
Nguyên liệu:
Vịt làm sẵn: 600 g
Xì dầu: 2 thìa súp (1 thìa súp = 15 ml)
Dầu hào: 2 thìa súp
Dầu mè: 1 thìa cà phê (1 thìa cà phê = 5 ml)
Ketchup: 2 thìa súp
Hành tỏi khô: 30 g
Xì dầu đặc: 1 thìa cà phê
Vừng rang: 10 g
Bột năng, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu
Húng quế, dưa chuột, cà chua trang trí
Cách làm:
1. Sơ chế sạch thịt vịt: xát muối, rượu gừng rửa sạch, bóc hết cục hạch ở cổ vịt.
2. Chặt vịt làm đôi, bỏ phần cánh, chân, cổ.
3. Ướp thịt vịt với: 2 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê xì dầu đặc, 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê xì dầu. Trộn đều, để khoảng 30p cho ngấm.
4. Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn, đun cho nóng già, thả vịt vào áp chảo (áp chảo mặt có da trước)
5. Khi da vịt lên màu vàng là được.
6. Phi hành tỏi cho thơm, cho khoảng 500 ml nước và nước ướp vịt vào nồi, nêm thêm ketchup, xì dầu đặc, dầu hào, muối vừa ăn. Cho vịt vào om chín.
7. Vớt vịt ra, chặt bày đĩa, dùng chút nước om vịt đã xuống bột đao cho sánh rưới lên đĩa vịt. Rắc vừng lên trên. Ăn nóng.
Món ngon đã hoàn thành rồi, chúc các bạn ngon miệng :)

Tags:
 Gọi đặt cỗ: 0936 53 53 89