Bệnh nổi mày đay làm cho cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt thẩm mỹ nhìn rất xấu. Dưới đây là những thực phẩm cần lưu ý giúp bạn chữa trị và hạn chế căn bệnh trên
Nên bổ xung những thực phẩm sau:
a. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có nhiều trong bưởi và ớt ngọt có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm sự phóng thích histamine. Cam, dưa vàng, đu đủ, dâu tây, rau lá xanh, cải cay, tỏi và khoai lang... là những nguồn rất giàu vitamin C.
b. Tăng cường selen
Selen là một khoáng chất cần thiết của cơ thể. Chúng được kết hợp chặt chẽ với protein để tạo thành các enzyme vừa có tác dụng chống oxy hóa quan trọng, vừa tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng hiệu quả của vitamin C. Quả hạch, cá ngừ, hạt hướng dương.. là một trong những nguồn selen tốt nhất.
c. Bổ sung chất Quercetin
Quercetin là một chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng ngăn chặn quá trình phóng histamine giúp cơ thể chống lại bệnh dị ứng. Chất này có nhiều trong các loại quả mọng, táo đỏ, chè đen, bông cải xanh và trái cây có múi...
d. Bổ sung omega – 3
Một chế độ ăn giàu axit béo omega - 3 như quả óc chó, cá hồi, hạt lanh có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng dị ứng vì omega - 3 sẽ làm giảm số lượng hóa chất gây viêm trong cơ thể. Dầu hạt cải, hạt bí đỏ, và cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi…) là những nguồn thức ăn giàu axit béo này.
2.Hạn chế những thực phẩm như:
a. Bò, sữa bò
Thịt bò, sữa bò đều chứa loại protein dễ gây dị ứng là casein và protein huyết thanh, vì vậy mà không ít người, nhất là trẻ nhỏ bị dị ứng.  Bạn nên hạn chế loại thực phẩm này nếu gặp phải bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
b. Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, mẩn cảm nhất như tôm, các loại cá, cua, ghẹ, mực… Nguyên nhân là do chúng chứa loại protein parvalbumin có thể gây dị ứng, nổi mẩn ngứa. Không chỉ nổi mề đay ngoài cơ thể mà chúng còn gây dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân, có thể gây sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm này để tránh tình trạng sốc phản vệ.
c. Củ lạc
Củ lạc là "thủ phạm" gây dị ứng do chứa các protein dự trữ gây dị ứng mạnh nhất như vicilin và albumin. Ngưỡng gây dị ứng của lạc được ghi nhận là 1 miligam (một hạt lạc có khối lượng trung bình 500 - 1000 mg). Điều này có nghĩa, 1/1.000 hạt lạc có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân.

Tags:
 Gọi đặt cỗ: 0936 53 53 89